Là nền giáo dục mình đã dành 22 năm cuộc đời mình để tìm hiểu. Lúc ở trong hệ thống ‘giáo dục’ đó, mình hồ hởi hào hứng giơ tay phát biểu và kiếm điểm, cố tỏ ra mình lắng nghe và chăm chú học. 

Nhưng rồi mình nhận ra hóa ra điều đó không trang bị mấy kiến thức thực tế cho mình. Đến mức người ngoài nhìn vào dù thấy mình bằng cũng như ai kia, nhưng mình giờ đã có thể dứt khoát nói rằng:”Những tấm bằng chẳng giúp ích trong việc có một cuộc sống như mình mong muốn.” 

Của cô giáo thì auto tốt. Mình đã sợ thi rớt ĐH vì Hóa đến mức hỏi bạn bè nơi nào dạy giỏi dạy hay là tham gia ngay, có lúc một thời gian mình học ba lớp học thêm hóa. 

Còn bây giờ, việc duy nhất mình cần làm là thừa nhận mình không học được Hóa, và chuyển sang cái khác. 

Mình ước mình đã có thể nói điều này, nhẹ nhàng và chẳng có gì khó khăn với đứa trẻ là mình hồi đó. Rằng ừ em cũng thích Hóa và rất quý thầy cô dạy Hóa đang nỗ lực giảng dạy em, nhưng không có nghĩa là em cứ phải bấm chấp vào nó như thế đó là con đường duy nhất em có thể đi. 

Sau này mình đâ xấu hổ vì điểm thi ĐH Hóa, và vẫn giữ ý nghĩ mình học dốt Hóa như thể đó là một khuyết điểm to tướng sẽ chặn đường mình trong tương lai vậy. 

Thật tội nghiệp con nhóc. 

Hồi lớp Năm, Sáu gì đó, mẹ cũng đưa mình đi học thêm Toán. Và phân vân giữa lịch học của hai lớp: Khá và Trung Bình. Mình đã bày tỏ với mẹ là muốn học lớp Giỏi, nhưng lịch của hai lớp đều bị trùng một buổi với bên khác, cho nên mình chỉ có thể học cọc cạch. Lúc đó, mẹ đã hỏi ý kiến cô giáo xem có thể giải quyết không. Thì cô cũng chỉ lắng nghe và nói vài câu an ủi, khích lệ. Giống như cô không quan tâm lắm mình học thế nào đâu, hay chất lượng học cọc cạch như thế có ổn không, mà cũng chỉ ậm ờ. 

Ý mình là dường như cô không care hết được, nên không thể mong chờ có một chương trình đại trà phù hợp cho tất cả. Nên muốn có chương trình hợp lý, tốt nhất tự customize cho mình. 

Lúc đọc một số gia đình áp dụng HOmeshool cho trẻ, mình vỡ òa trong hạnh phúc. 

Chính là điều mình đang tự làm với bản thân, và rất hài lòng vì điều đó. 

Không còn cảm thấy cần phải đi du học để học hỏi bên ngoài, vì may mắn mình có tiếng Anh đủ dùng (cảm ơn mẹ đã cho con học tiếng Anh sớm), giờ mình tự làm chủ kiến thức của bản thân. 

Và mình tự có feedback cho mình. 

Mình định viết cái gì cơ, mà quên béng mất. 

Vì những điều feedback và nói với người phụ trách “chính thống”, chắc chắn sẽ nhận lại câu trả lời có sẵn trong kịch bản, rập khuôn, mình cảm thấy điều đó không thực. Cho nên mình lang thang lượm lặt những ý kiến khác, để hiểu hơn cách nghĩ khác, người ta tư duy khác thế nào. Thử tin vào nó và tìm sâu hơn. Đến một mức nào đó, mình cũng dừng lại nếu nhận thấy người đó/cách nghĩ đó đi hơi quá xa, kiểu cực đoan, hay ép buộc những người khác nghĩ theo mà không cho người đó thời gian tự trải nghiệm chẳng hạn. Không chắc là đúng hay sai, nhưng luôn nên có thêm thời gian trước khi đồng ý với bất cứ điều gì làm mình cảm thấy gợn gợn. 

Là mình tự mong bản thân có một nền giáo dục có feedback, có phản hồi về độ chán, buồn ngủ của cái vừa học. 

Hầy, mãi không viết ra được ý chính hay sao í. 

Nền giáo dục xa rời feedback, mà chỉ chăm chăm theo lệnh trên, theo Bộ, Ban, Ngành, mệt nhỉ? 

Chi bằng, đầu mình đây, đích thân tự lọc cái gì con mình cần, cái gì chưa. Mình muốn con mình sẽ tự nhận định điều gì hợp với em, và tự triển khai cho mình cuộc sống em ấy muốn. 

Chẳng khó đâu mà, cha mẹ yêu con thì dành thời gian, vậy thôi! 

Còn lấy lý do kiếm tiền khổ cực, thực ra hiện tại thấy các gia đình phần lớn đủ ăn đủ mặc, nhà ai khéo léo chi tiêu thì đâu cần thiết bán thời gian tuổi trẻ cho tư bản, quên con mình như thế? 

Sau này, mà phụ thuộc thời gian vào họ quá, có khi mình còn tê liệt không phân biệt được điều gì mình muốn thực sự với điều mà tư bản muốn. Khi mà Big Tech, Big Pharma nắm quyền ấy. Chẳng lẽ làm nô lệ suốt sao? 

Làm chủ, đi. Con mình chắc chắn đang cần mình, không phải đi bán máu. Mà cần ở bên con. 

Đơn giản, thế mà nhiều người chọn cái ngược lại. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *