Một người bạn Indo kể với mình rằng, ở đất nước bạn ấy, trẻ em chỉ học nửa ngày, 12h là về. Muộn nhất chỉ 2h chiều là về đến nhà.

Phụ nữ ở bên ấy hầu hết là housewife, và đều làm các công việc tự do. Mỗi người có thể làm 2 – 3 công việc một lúc, thời gian linh hoạt và vẫn có thể lo việc nhà.

Mọi người không có văn hóa làm một nhân viên, không làm cho công ty.

Bạn ấy làm tự do, ăn mặc giản dị, không ai biết thu nhập của bạn còn lớn hơn nhiều một giám đốc công ty tài chính – bạn thân của bạn ấy. Người bạn thân khi nghe thu nhập thực của bạn, cũng sốc.

Bức tranh này làm mình nghĩ, hình như còn có một cách sống khác, thoải mái hơn, linh hoạt hơn?

Có phải do 12 năm bị ép đến trường 8 tiếng đồng hồ, ở cùng với một đống người mà mình chưa chắc đã sống ổn với họ, mà mình chẳng có thời gian tự khám phá bản thân, mà chỉ chăm chăm lo sống sót ở nơi xa lạ kinh khủng đó?

Thuộc lòng những cuốn sách coi đó như tôn chỉ của mình, những cuộc chiến của ‘nước mình’ thì luôn là ‘chính nghĩa’? Ắt thành thơ thì nhất định có ý nghĩa sâu xa gì đó?

Cho đến khi tự mình xoẹt vài nhát ra một bài thơ, chính mình tự hỏi có khó đến mức đó? Có cần thiết tôn vinh nhà thơ nhà văn lên mức đó? Đó là dòng cảm xúc hết sức bình thường tự nhiên của họ, mình cũng có mà?

Gu thưởng nhạc thưởng thơ, thưởng đời sống của mỗi cá nhân là khác nhau, mà ‘đến trường’ bị ép tất cả đều phải cùng ăn cái bánh đùi gà dầu mỡ độc hại vào bữa chiều, nếu không ăn hết thì bị gọi là ‘biếng ăn’, ‘lười ăn’, ‘ăn chậm’. Ăn không xong nhìn bạn bè chơi đuổi bắt mà chẳng biết sao mình lại bị vậy.

Vì đồ ăn chán quá!

Phải chăng, còn một chân trời khác mà mình có thể sống ổn ở đó, còn một nơi mà mình ăn chậm cũng không bị quy thành tội xấu?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *