Thích thật, thích thật đấy

Bao nhiêu là giỏ quà

Toàn những thứ mình thích

Ước gì được thế mãi

Đường đi hơi chật chội

Giỏ quà lúc người đông

Chen chân vào chỗ “tốt”

Mong con được “nên người”

Ép thêm một lần nữa

Rồi sẽ được an yên

Lao vào chốn quyền lực

Cầu mong được sống bền

Vòng quay cứ lặp mãi

Vì cho là đương nhiên

Phải làm người như thế

Thì nó mới nên hồn

Phú quý sinh lễ nghĩa

Dựa vào câu nói này

Thì xóa nhòa tất cả

Mệt mỏi của “trao tay”


Tôi thầm thấy mình may mắn vì ở trong gia đình có người là bác sĩ. Hay được bệnh nhân biếu quà, toàn những thứ tôi thích và tham lam biết bao.

Rồi cũng đến lúc tôi phải trả giá cho những điều tiện lợi ấy.

Buổi sáng dậy sớm làm ba cuốc xe chở những đồ cảm ơn (cái này thì không nói), rồi “biểu dương lực lượng”, “thể hiện tình yêu của mẹ cho con”, mặt tôi trầm xuống và ai cũng thấy sự down mood của tôi.

Tôi hiểu người ta phải vất vả như thế nào, nhưng tôi chẳng hiểu tại sao phải mua mấy thứ đồ giả tạo kia để làm một sinh nhật hoành tráng cho con ở trường. Nơi mà những đứa trẻ chẳng quan tâm lắm sau này, hoặc có thể có đứa trẻ thấy tủi thân vì ba mẹ mình không được vậy. Các cô có khi là cũng thấy sợ sự hào nhoáng này mà “không dám khinh thường con mình”, nhưng nếu chẳng may có sự “khinh thường” đó, liệu các cô có xứng đáng là “cô”?
Cái xe chở những đồ “lễ nghĩa” này của tôi, tôi cũng vậy thôi. Tôi chẳng thể nói cho một cách nên hồn về điều này, vì chính tôi cũng chịu làm như thế, để cho xong cái bằng. Đúng là tôi đã không quý trọng thời gian của chính mình, cho nên bây giờ mới giận dữ như thế khi thấy người nhà mình cũng thế. Cũng làm theo quán tính, theo những gì số đông làm. Lỡ mắc chân vào, biết phải thoát ra như tôi mà còn khó và giằng xé suốt mấy năm trời, huống chi những người chưa hề thấy mặt xấu xa của những hành động như thế. Họ chỉ thấy như thế đúng, như thế tiện, thế là lợi cho mình, biết đâu. Cứ làm thế, sẽ tốt hơn không làm. Sẽ tốt hơn. Đổ tiền vào. Tốt. Thế là tốt.

Tất cả những gì mình làm được. Đó – những điều tốt bậc nhất trên xã hội, chắc chắn không miễn phí, nghĩa là có trả phí, nên là phí chính là tiền. Tiền là chân lý.

Mình cũng bị tẩy não.

Mình cũng chật vật đấu tranh nội tâm hàng nghìn lần, chỉ để nhắc nhở bản thân, không quên mà đưa chân tiếp. Chân mình sa vào một nửa rồi, vẫn cố tỉnh táo mà nghĩ tiếp.

Nếu không, hết cách. Đời sẽ lặp lại đúng như vậy. Khuôn mặt mình sáu năm có thể chỉ đơ ra như Dominique lúc lấy Peter Keating. Mặc cho “chồng” nói và thích ứng tốt với chốn phù hoa, vợ ở cạnh không thể join được, chỉ như tấm bình phong.

Sống vậy thật dằn vặt biết chừng nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *