Cũng là cái để thể hiện và ‘bảo vệ’ danh dự cho người mẹ đang say.
Người mẹ đang say việc làm dâu trưởng cho căn nhà có quá nhiều họ hàng quá phức tạp.
Đầu não luôn căng để điều hành mọi việc suôn sẻ. Cũng chính là tiêu chuẩn người mẹ này tự đặt ra cho chính mình. Tự mình đeo gông vào chân mình, làm nặng mình.
Người con muốn giúp, trên thực tế thì giúp tay chân được ít, nhưng cũng không bớt được là bao. Vì sự căng thẳng vẫn thường trực, là lẽ sống của người mẹ. Không ai giúp được chính mẹ.
Tốt nhất người con nếu thấy áp lực thì nên tự giải thoát cho chính mình, sống cuộc đời nó muốn thực.
Nếu lúc đó có lịch làm gì, nó vẫn nên duy trì, không vì thấy mẹ ‘vất vả’ mà bỏ đi buổi tập quý giá đối với nó.
Mẹ nào đã hỏi nó có muốn tham gia cùng không?
Nó cũng không dám nói thẳng.
Bố và mẹ lúc nào cũng tự cuốn mình vào gồng xoáy kinh khủng.
Nó muốn thoát từ lâu rồi.
Như làm nô lệ của hủ tục.
Và mất thời gian vô nghĩa bên những mối quan hệ mờ nhạt, chẳng hiểu tại sao cần bám vào nhau, nhét nhau vào nơi chật chội bắt nhau ăn và nói những câu chuyện nông nông, nhàn nhạt. Chắc là thú vị và tao nhã đối với người nông nông, nhàn nhạt.
Những người không thể nhìn thẳng vào vấn đề trơ trọi, không thể thừa nhận rằng: buổi gặp này quá vô nghĩa.
Ngoài sự huyễn hoặc bản thân rằng tổ tiên đang nhìn, không còn gì khác.
Cứ phải mua mua góp góp rồi lại gói gói chia chia, tốn sức đi lại thải rác ra môi trường, và không hề năng suất gì cả.
Mấy lần chào èo uột có làm tăng tình cảm họ hàng? Mà để làm gì? Để có cái gì đó bám vào nhau, để cảm thấy ít ra mình có nhiều ‘mối quan hệ’? Có chất lượng không?
Người con, nếu muốn tự do, tìm cách tách khỏi mấy cái hoạt động đó. Đi xa vùng say sóng, hướng về thứ mình thích nơi muốn, ai ở cùng, thật sự.